Pháp luật hiện hành quy định hoạt động của phòng thí nghiệm của cảnh sát có thuộc nhóm kiểm tra và phân tích kỹ thuật không? Nếu đăng ký mã ngành 7120 có được không?
>> Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên 2024 được quy định thế nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 7120 là về kiểm tra và phân tích kỹ thuật. Cụ thể, nhóm này gồm:
- Kiểm tra âm thanh và chấn động.
- Kiểm tra thành phần và độ tinh khiết của khoáng chất...
- Kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, bao gồm kiểm tra thú y và điều khiển quan hệ với sản xuất thực phẩm.
- Kiểm tra thành phần vật lý và hiệu suất của vật liệu, ví như độ chịu lực, độ bền, độ dày, năng lực phóng xạ...
- Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy.
- Kiểm tra hiệu ứng của máy đã hoàn thiện: Môtô, ôtô, thiết bị điện...
- Kiểm tra kỹ thuật hàn và mối hàn.
- Phân tích lỗi.
- Kiểm tra và đo lường các chỉ số môi trường: ô nhiễm không khí và nước...
- Chứng nhận sản phẩm, bao gồm hàng hóa tiêu dùng, xe có động cơ, máy bay, vỏ điều áp, máy móc nguyên tử.
- Kiểm tra an toàn đường sá thường kỳ của xe có động cơ.
- Kiểm tra việc sử dụng các kiểu mẫu hoặc mô hình (như máy bay, tàu thủy, đập...).
- Hoạt động của phòng thí nghiệm của cảnh sát.
![]() |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 7120: Kiểm tra và phân tích kỹ thuật (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 7120 loại trừ việc kiểm tra mẫu xét nghiệm động vật được phân vào nhóm 75000 (Hoạt động thú y).
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì an toàn và vệ sinh lao động có thể hiểu như sau:
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
- Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động - Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. 2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động. 3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động. 4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. 5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động. Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. 2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. 3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động. |