Mã ngành 6120 bao gồm nhưng hoạt động nào? Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập internet bằng mạng viễn thông không dây có được phép đăng ký mã ngành 6120?
>> Thời hạn lãnh thưởng vé số trúng là bao lâu?
>> Bán sách giáo khoa có được tự quyết định giá?
Theo Quyết định 27/2018/QD-TTg, mã ngành 6120 là về hoạt động viễn thông không dây. Nhóm này bao gồm các hoạt động sau:
Nhóm mã ngành 61201 bao gồm các hoạt động sau:
(i) Hoạt động vận hành, duy trì hoặc cung cấp việc tiếp cận các phương tiện truyền giọng nói, dữ liệu, ký tự, âm thanh, hình ảnh, sử dụng hạ tầng viễn thông không dây. Hệ thống truyền dẫn cung cấp truyền dẫn đa hướng theo sóng truyền phát trên không trung, có thể sử dụng công nghệ đơn hoặc kết hợp nhiều công nghệ. Hoạt động duy trì và điều hành nhắn tin di động và mạng viễn thông không dây khác.
(ii) Hoạt động cung cấp dịch vụ truy cập internet bằng mạng viễn thông không dây
Loại trừ: Bán lại hạ tầng viễn thông, mạng cung cấp (mà không thực hiện cung cấp dịch vụ) được phân vào nhóm 61909 (Hoạt động viễn thông khác chưa được phân vào đâu).
>>Xem thêm bài viết: Mã ngành 6190 là gì? Hoạt động viễn thông khác thì đăng ký mã ngành nào?
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 6120 - Hoạt động viễn thông không dây (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Nhóm mã ngành 61202 bao gồm các hoạt động mua quyền truy cập hạ tầng viễn thông của đơn vị khác và điều hành hệ thống đó để cung cấp dịch vụ viễn thông không dây (trừ vệ tinh) cho người sử dụng.
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Viễn thông 2023, doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
(i) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông.
(ii) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật.
(iii) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ.
(iv) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Viễn thông 2023, doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
(i) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết.
(ii) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông.
(iii) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Giá dịch vụ viễn thông - Luật Viễn thông 2023 1. Giá dịch vụ viễn thông gồm giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông và giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông. 2. Giá dịch vụ viễn thông áp dụng đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông là giá mà người sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán cho doanh nghiệp viễn thông khi sử dụng dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông cung cấp. 3. Giá dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông bao gồm: a) Giá dịch vụ bán buôn là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này mua lưu lượng, dịch vụ viễn thông hoặc thuê mạng viễn thông của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ viễn thông; b) Giá dịch vụ kết nối viễn thông là giá thanh toán giữa các doanh nghiệp viễn thông khi doanh nghiệp này sử dụng mạng của doanh nghiệp khác để kết cuối dịch vụ viễn thông. |