Mã ngành 4661 quy định về vấn đề gì? Muốn kinh doanh bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 5920 là gì? Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 4661 là về bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (Theo STT 46 Phần G Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm: Bán buôn nhiên liệu, dầu mỡ nhờn, dầu bôi trơn như:
- Than đá, than củi, than cốc, gỗ nhiên liệu, naphtha.
- Dầu mỏ, dầu thô, diesel nhiên liệu, xăng, dầu nhiên liệu, dầu đốt nóng, dầu hỏa.
- Khí dầu mỏ, khí butan và proban đã hoá lỏng.
- Dầu mỡ nhờn, xăng dầu đã tinh chế.
Như vậy, trường hợp muốn kinh doanh bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng thì đăng ký mã ngành 4661 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 4661: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Nhóm này gồm: Bán buôn than đá, than non, than bùn, than củi, than cốc, gỗ nhiên liệu, naphtha.
Nhóm này gồm: Bán buôn dầu mỏ, dầu thô chưa tinh chế.
Nhóm này gồm:
- Bán buôn xăng dầu đã tinh chế: Xăng, diesel, mazout, nhiên liệu máy bay, dầu đốt nóng, dầu hỏa.
- Bán buôn dầu nhờn, mỡ nhờn, các sản phẩm dầu mỏ đã tinh chế khác.
Nhóm này gồm: Bán buôn khí dầu mỏ, khí butan, propan đã hóa lỏng.
3. Quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu
Căn cứ Điều 32 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, quy định về việc quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu như sau:
- Chỉ được phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm và liên đới chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý.
- Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm định, kiểm tra, kiểm soát các thiết bị đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường, quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế; chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; tiến hành thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để bảo đảm đáp ứng yêu cầu kịp thời, nhanh chóng, chính xác và thuận lợi cho công tác kiểm tra.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |