Mã ngành 3512 gồm những hoạt động nào? Thành lập công ty bán điện cho người sử dụng có được phép đăng ký mã ngành 3512 hay không?
>> Mã ngành 3821 là gì? Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 3512 là về truyền tải và phân phối điện. Nhóm này bao gồm các hoạt động chuyển điện từ nơi sản xuất đến các trung tâm phân phối và phân phối đến người sử dụng cuối cùng. Cụ thể như sau:
Nhóm này gồm:
- Hoạt động của các hệ thống truyền tải vận chuyển điện từ nơi sản xuất đến hệ thống phân phối.
- Hoạt động trao đổi điện và khả năng truyền tải điện.
Nhóm này bao gồm những lĩnh vực sau:
- Hoạt động của hệ thống phân phối (tức là gồm có các tuyến dây, cột, đồng hồ đo và dây dẫn) vận chuyển điện từ nơi sản xuất hoặc hệ thống truyền tải đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Bán điện cho người sử dụng.
- Hoạt động của các trung gian hoặc đại lý điện mà sắp xếp việc mua bán điện thông qua hệ thống phân phối thực hiện bởi người khác.
Như vậy, thành lập công ty kinh doanh về các hoạt động phân phối và truyền tải điện như bán điện cho người sử dụng có thể đăng ký mã ngành 3512 – 35122 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 3512: Truyền tải và phân phối điện (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 31 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung, bởi điểm a khoản 4 Điều 6, khoản 4 Điều 7 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phân phối điện phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Có trang thiết bị công nghệ, công trình đường dây và trạm biến áp được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế kỹ thuật được duyệt; được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định.
(ii) Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối điện ít nhất 03 năm.
Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành điện, được đào tạo về an toàn điện và có giấy chứng nhận vận hành theo quy định.
(iii) Tổ chức hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |