Thành lập công ty pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất có được phép đăng ký mã ngành nghề kinh doanh 1101 hay không?
>> Mã ngành 1393 là gì? Sản xuất thảm, chăn, đệm thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 1200 là gì? Sản xuất sản phẩm thuốc lá thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1101 - 11010 là về chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh. Nhóm này bao gồm:
- Sản xuất đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chế các loại rượu mạnh: rượu whisky, rượu gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp...
- Pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất.
- Sản xuất rượu mạnh trung tính.
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 1101 – 11010 loại trừ:
- Sản xuất rượu êtilíc làm biến tính được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác).
- Sản xuất đồ uống có cồn chưa qua chưng cất được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang) và nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia).
- Đóng chai, dán nhãn rượu được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói) nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.
Như vậy công ty bạn chuyên kinh doanh về pha chế các loại rượu mạnh đã chưng cất có thể đăng ký mã ngành 1101 - 11010 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 1101: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 8 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất rượu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
(ii) Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
(iii) Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
(iv) Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
(v) Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
(vi) Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Căn cứ Điều 6 Nghị định Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), quy định về việc dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu như sau:
(i) Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại.
(ii) Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |