Hoạt động khai thác mỏ quặng chiếm giá trị lớn về hàm lượng sắt có thuộc nhóm khai thác quặng sắt hay không? Nếu có, vậy đăng ký mã ngành 0710 là đúng quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 0721 là gì? Khai thác quặng uranium và quặng thorium thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0891 là gì? Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành 071 - 0710 - 07100 là về khai thác quặng sắt. Nhóm này gồm:
- Các hoạt động khai thác mỏ quặng chiếm giá trị lớn về hàm lượng sắt.
- Các hoạt động làm giàu và thu gom quặng có chứa sắt.
Loại trừ: Khai thác mỏ và chế pyrit và pyrrhotite (trừ nung) được phân vào nhóm 08910 (Khai thác khoáng hoá chất và khoáng phân bón).
Như vậy, hoạt động khai thác mỏ quặng chiếm giá trị lớn về hàm lượng sắt thuộc nhóm khai thác quặng sắt và đăng ký mã ngành 0710 là đúng theo quy định pháp luật hiện hành.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0710: Khai thác quặng sắt (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 51 Luật Khoáng sản 2018, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quy định như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
(ii) Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật Khoáng sản 2018 (sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010), điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
(i) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
(ii) Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Khoáng sản 2018 được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.
Điều 57. An toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản – Luật Khoáng sản 2018 1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, người làm việc tại mỏ phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải ban hành nội quy lao động của mỏ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. 3. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để loại trừ nguyên nhân xảy ra sự cố. 4. Khi xảy ra sự cố về an toàn lao động, Giám đốc điều hành mỏ phải áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp để khắc phục sự cố; cấp cứu, sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm; kịp thời báo cáo các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hỗ trợ việc cấp cứu và khắc phục hậu quả sự cố về an toàn lao động. 6. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. |