Thành lập công ty chuyên về sản xuất giống ngựa thì có thuộc nhóm chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa hay không? Có được phép đăng ký mã ngành 0142 hay không?
>> Mã ngành 0146 là gì? Chăn nuôi gia cầm thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0520 là gì? Khai thác và thu gom than non thì đăng ký mã ngành nào?
Căn cứ Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành 0142 là về chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa. Nhóm mã ngành này bao gồm:
Mã ngành 0142 – 01421 bao gồm:
- Chăn nuôi ngựa, lừa để sản xuất giống (bao gồm cả sản xuất giống ngựa đua).
- Sản xuất tinh dịch ngựa, lừa
Mã ngành 0142 – 01422 bao gồm chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, cày kéo, sữa.
Loại trừ: Hoạt động đua ngựa được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên kinh doanh về sản xuất giống ngựa thì có thể đăng ký mã ngành 0142 - 01421 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0142: Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng tham khảo tại bài viết: Thành lập công ty 2024, ghi mã ngành nghề kinh doanh sao cho đúng?
Căn cứ Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018, doanh nghiệp sản xuất, mua bán con giống vật nuôi phải đáp ứng những điều kiện sau:
(i) Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
(ii) Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi.
- Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
- Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
(iii) Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 5 khoản (ii) Mục này.
Điều 3. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung - Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp: - Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U; - Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng; - Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng; - Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng; - Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. 2. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó: - Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế; - Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác. |