Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024, từ năm 2024 đối tượng nào phải nộp thuế? Có khác biệt gì so với quy định của pháp luật hiện hành không? – Phú Bình (Tây Nguyên).
>> Luật Thuế thu nhập cá nhân 2024, quy định thế nào về biểu thuế lũy tiến toàn phần?
>> Luật Thuế thu nhập cá nhân 2024, biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định thế nào?
Cho đến hiện nay, chưa có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024, nên các quy định về đối tượng phải nộp thuế vẫn không có gì thay đổi và được thực hiện theo quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2020, năm 2022, năm 2023) sau đây gọi tắt là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguốn Internet)
Theo Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
(i) Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã 2012;
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
(ii) Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
- Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
(iii) Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
- Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
- Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
- Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
- Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
[Xem chi tiết nội dung tại đây].
Điều 12. Nơi nộp thuế - Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính. Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. |