Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc: Lịch nghỉ tết ngân hàng HD bank năm 2025? Lịch nghỉ Tết của các ngân hàng khác năm 2025 là ngày nào?
>> Có được mở quán ăn trong khu nhà ở chung cư hay không?
>> Đổi mới sáng tạo là gì? Khuyến khích đổi mới sáng tạo được quy định như thế nào?
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật Lịch nghỉ tết ngân hàng HD bank năm 2025 nhằm giúp khách hàng có thể sắp xếp công việc và giao dịch tài chính một cách thuận tiện.
Cụ thể, Lịch nghỉ tết ngân hàng HD bank năm 2025 như sau:
Lịch nghỉ tết của Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HD Bank) là từ Thứ 2, ngày 27/01/2025 (28 Tết) đến Thứ 6, ngày 31/01/2025 (Mùng 3 Tết) và trở lại làm việc từ Thứ 2 Ngày 03/02/2025 (Mùng 6 Tết).
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo. Trong thời gian nghỉ Tết nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp, quý khách hàng có thể liên hệ hotline, tổng đài 24/7 đễ được hỗ trợ.
Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
Lịch nghỉ tết ngân hàng HD bank năm 2025 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Hầu hết lịch nghỉ tết của các ngân hàng năm 2025 là từ Thứ bảy, ngày 25/01 (26 tháng Chạp) – Chủ nhật, ngày 02/02/2025 (mùng 5 tháng Giêng).
Một số ngân hàng sẽ nghỉ tết từ Thứ hai, ngày 27/1/2025 (28 tháng Chạp) - Thứ Sáu, 31/1/2025 (mùng 3 tháng Giêng) như ngân hàng BIDV, TP Bank, Agribank, Tecombank,…
Các ngân hàng đều sẽ trở lại làm việc vào Thứ hai, ngày 03/2/2025 (Mùng 6 Tết).
>> Xem chi tiết tại bài viết Cập nhật lịch nghỉ Tết của các ngân hàng năm 2025 mới nhất
Xem thêm:
Lịch nghỉ tết Viettel Post 2025 là ngày mấy?
Lịch nghỉ tết shipper shopee 2025 là ngày mấy?
Tổng hợp các quy định, chính sách về Tết âm lịch 2025
Căn cứ Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, các hành vi ngân hàng bị cấm bao gồm:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.
3. Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Căn cứ Điều 139 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng không được kinh doanh bất động sản, trừ 03 trường hợp sau đây:
1. Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng;
2. Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng chưa sử dụng hết;
3. Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này. Trường hợp mua lại bất động sản phải bảo đảm mục đích sử dụng quy định tại khoản 1 Điều này và tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định quy định tại khoản 3 Điều 144 của Luật này.