Trong mua bán chứng khoán thì Lệnh LO có nghĩa là gì? Trường hợp nào thì nhà đầu tư chọn lệnh LO? Rất mong PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP giải đáp về vấn đề này! – Tố Như (Đồng Nai).
>> Giao dịch thỏa thuận chứng khoán là gì? Giao dịch khớp lệnh chứng khoán là gì?
>> Biên độ dao động giá cổ phiếu tại sàn HOSE, HNX, UPCOM?
LO là viết tắt của từ Limit Order trong tiếng Anh. Như vậy, lệnh LO có nghĩa là lệnh giới hạn.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 17 Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022; theo đó, lệnh LO có các đặc điểm sau đây:
- Lệnh LO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.
- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực [Cập nhật ngày 04/8/2023]
Lệnh LO (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Lệnh LO hiện là loại lệnh phổ biến, được nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất tại cả 03 sàn (HOSE, HNX, UPCOM). Lệnh LO được thực hiện suốt phiên tại sàn HOSE và HNX, trừ giao dịch thoả thuận sau 14h45. Đối với sàn UPCOM thì lệnh LO được thực hiện đến 15h00.
Ví dụ 1: Trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh LO (mua) cổ phiếu PPC với giá 13.000 đồng, nếu trên thị trường lúc đó có nhà đầu tư khác bán cổ phiếu PPC với giá 13.000 trở xuống thì sẽ khớp lệnh, nếu không có nhà đầu tư nào bán cổ phiếu PPC với giá từ 13.000 trở xuống thì sẽ không khớp lệnh.
Ví dụ 2: Trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh LO (bán) cổ phiếu PPC với giá 13.000 đồng, nếu trên thị trường lúc đó có nhà đầu tư khác mua cổ phiếu PPC với giá 13.000 đồng trở lên thì sẽ khớp lệnh, nếu không có nhà đầu tư nào mua cổ phiếu PPC với giá từ 13.000 đồng trở lên thì sẽ không khớp lệnh.
Điều 19. Nội dung lệnh giao dịch – Quyết định 17/QĐ-HĐTV 1. Số hiệu lệnh. 2. Loại lệnh. 3. Lệnh mua hoặc bán. 4. Mã chứng khoán. 5. Khối lượng. 6. Giá (nếu có). 7. Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư. Điều 20. Nội dung xác nhận kết quả giao dịch khớp lệnh – Quyết định 17/QĐ-HĐTV SGDCK xác nhận kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh với các nội dung sau: 1. Số hiệu lệnh giao dịch. 2. Số hiệu xác nhận giao dịch. 3. Loại lệnh. 4. Mã chứng khoán. 5. Giá thực hiện. 6. Khối lượng thực hiện. 7. Thời gian giao dịch được thực hiện. 8. Lệnh mua hoặc bán. 9. Ký hiệu của lệnh. 10. Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư. 11. Mã thành viên giao dịch. 12. Các nội dung khác theo quy định của SGDCKVN. Điều 21. Nguyên tắc khớp lệnh và xác định giá khớp lệnh – Quyết định 17/QĐ-HĐTV 1. Hệ thống giao dịch thực hiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên về giá và thời gian, cụ thể như sau: a) Ưu tiên về giá: - Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước. - Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước. b) Ưu tiên về thời gian: Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước. 2. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh định kỳ: a) Là mức giá thực hiện mà tại đó khối lượng giao dịch đạt lớn nhất và tất cả các lệnh mua có mức giá cao hơn, lệnh bán có mức giá thấp hơn giá được chọn phải được thực hiện hết. b) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm a khoản này, mức giá được lựa chọn thực hiện là mức giá tại đó các lệnh của một bên phải được thực hiện hết, các lệnh của bên đối ứng phải được thực hiện hết hoặc một phần. c) Trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá trùng hoặc gần với mức giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh. d) Trường hợp không có mức giá nào thỏa mãn điểm b khoản này, mức giá được chọn là mức giá thỏa mãn điểm a khoản này và trùng hoặc gần với giá thực hiện gần nhất theo phương thức khớp lệnh. 3. Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục: Giá thực hiện là giá của lệnh đối ứng đang chờ trên sổ lệnh. |