Thời gian qua thường nghe nói về kinh doanh thương mại. Vậy kinh doanh thương mại là gì? Các nghề liên quan đến kinh doanh thương mại hiện nay? – Diễm Quỳnh (Cần Thơ).
>> Cách tính phần trăm giảm giá trong mua bán hàng hóa hiện nay?
>> Cách tính tiền điện sinh hoạt? Cách tính tiền điện cho kinh doanh hiện nay?
Kinh doanh thương mại là một ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, nghiệp vụ PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường,...
Ngành kinh doanh thương mại trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Kinh doanh thương mại, các nghề liên quan đến kinh doanh thương mại (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
* Các lĩnh vực chính trong kinh doanh thương mại:
- Marketing: Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo,...
- Bán hàng: Quản trị bán hàng, bán hàng trực tiếp, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua Internet,...
- Quản trị kho: Quản lý hàng hóa, nhập kho, xuất kho, kiểm kê,...
- Quản trị tài chính: Kế toán, kiểm toán, phân tích tài chính,...
- Nghiên cứu thị trường: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, dự báo thị trường,...
* Về cơ hội nghề nghiệp, sau khi tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại, sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực sau:
- Sale: Nhân viên kinh doanh, quản lý kinh doanh,...
- Marketing: Chuyên viên marketing, giám đốc marketing,...
- Quản trị: Quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý tài chính,...
- Nghiên cứu thị trường: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, giám đốc nghiên cứu thị trường,...
* Đối tượng phù hợp với ngành kinh doanh thương mại phù hợp với những người có các tố chất sau:
- Khả năng giao tiếp tốt
- Khả năng thuyết phục tốt
- Khả năng làm việc nhóm
- Khả năng giải quyết vấn đề
- Khả năng thích ứng nhanh
Quy định về kinh doanh thương mại là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại của các thương nhân, bao gồm cả tổ chức kinh tế và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Các quy định về kinh doanh thương mại bao gồm các nội dung chính sau:
- Điều kiện kinh doanh: Thương nhân muốn kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Hình thức kinh doanh: Thương nhân có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ngành nghề kinh doanh: Thương nhân chỉ được kinh doanh các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cho phép.
- Địa điểm kinh doanh: Thương nhân phải có địa điểm kinh doanh cụ thể và được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
- Phương thức kinh doanh: Thương nhân có thể lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thương mại điện tử: Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua môi trường Internet.
Các quy định về kinh doanh thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật, đơn cử như sau:
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Nghị định 18/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
- Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
- Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
- ...
Điều 6. Thương nhân - Luật Thương mại 2005 1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. 2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. 3. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ. 4. Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước. |