Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm?
>> OTA là gì? Kinh doanh đại lý lữ hành là gì?
>> Doanh nghiệp có được thanh toán bằng tiền mặt khi góp vốn vào doanh nghiệp khác?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017, cụ thể về “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?” có thể được định nghĩa là hoạt động kinh doanh bao gồm các công việc như xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Cụ thể, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành chịu trách nhiệm thiết kế các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, bao gồm các hoạt động như: lựa chọn điểm đến, lập lịch trình di chuyển, bố trí các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cụ thể:
(i) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép.
(ii) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Du lịch 2017.
- Công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử.
(iii) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi.
(iv) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch.
(v) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch.
(vi) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng.
(vii) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch.
- Ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch.
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch.
(viii) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
(ix) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch.
- Kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả.
(x) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
Tại khoản 1 Điều 32 Luật Du lịch 2017 hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hàng nội địa phải đáp ứng đủ các quy định chi tiết như sau:
Điều 32. Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.