Doanh nghiệp có được thanh toán bằng tiền mặt khi góp vốn vào doanh nghiệp khác? Hiện nay có được thanh toán bằng tiền mặt trong hoạt động thương mại biên giới?
>> Phí cấp giấy phép kinh doanh quán karaoke 2024 là bao nhiêu?
>> Công ty cổ phần là gì? Công ty cổ phần có những loại cổ đông nào?
Thanh toán bằng tiền mặt là việc tổ chức, cá nhân sử dụng tiền mặt để trực tiếp chi trả hoặc thực hiện các nghĩa vụ trả tiền khác trong các giao dịch thanh toán (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 222/2015/NĐ-CP).
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC, quy định hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác:
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt khi góp vốn vào doanh nghiệp khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt khi góp vốn vào doanh nghiệp khác
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 4 Thông tư 33/2014/TT-NHNN, tổ chức sử dụng vốn nhà nước được thanh toán bằng tiền mặt trong một số trường hợp sau:
(i) Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ và các sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
(ii) Thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.
(iii) Các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước.
(iv) Bên thanh toán thực hiện việc thanh toán hoặc bên được thanh toán nhận thanh toán tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, khu vực nông thôn nơi chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
(v) Khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng, trừ trường hợp các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng.
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 14/2018/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 122/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2024, quy định các phương thức thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới bao gồm:
- Thanh toán qua ngân hàng.
- Thanh toán bù trừ giữa hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).
- Thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.
Lưu ý: Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới (khoản 1 Điều 4 Nghị định 14/2018/NĐ-CP).
Như vậy, kể từ ngày 01/12/2024 thanh toán bằng tiền mặt chỉ áp dụng đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới trong hoạt động thương mại biên giới.