Pháp luật hiện hành có những quy định gì về điều kiện mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng? Điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp được quy định như thế nào?
>> Hiện nay, có những loại hình logistics nào?
>> Logistics là gì? Logistics bao gồm các dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 234 Luật Thương mại 2005 và Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ logistics như sau:
(i) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.
(ii) Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
(iii) Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
(iv) Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics: Quý khách hàng xem [TẠI ĐÂY].
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 09/12/2022] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam |
Điều kiện thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định tại Điều 236 Luật Thương mại 2005, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, khách hàng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
(ii) Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
(iii) Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
(iv) Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này.
(v) Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra.
(vi) Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán.
Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].
Quý khách hàng xem thêm [TẠI ĐÂY].
Điều 238. Giới hạn trách nhiệm - Luật Thương mại 2005 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá. 2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế. 3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra. Điều 240. Nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá - Luật Thương mại 2005 Khi chưa thực hiện quyền định đoạt hàng hoá theo quy định tại Điều 239 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo quản, giữ gìn hàng hoá; 2. Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý; 3. Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật này không còn; 4. Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ. |