Kinh doanh chứng khoán phái sinh là gì? Giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư được quy định như thế nào? Niêm yết và hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong trường hợp nào?
>> Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì?
>> Tài khoản và tài sản ký quỹ bù trừ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, kinh doanh chứng khoán phái sinh là việc thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ các hoạt động sau đây: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Kinh doanh chứng khoán phái sinh (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2021/TT-BTC, nhà đầu tư khi giao dịch chứng khoán phái sinh cần đảm bảo các yêu cầu sau:
(i) Để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ bù trừ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định.
Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở mở tại thành viên giao dịch, nhà đầu tư được phép sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán này để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định.
(ii) Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ.
(iii) Nhà đầu tư phải đảm bảo giới hạn vị thế trên tài khoản giao dịch theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Trường hợp vượt giới hạn vị thế, nhà đầu tư, thành viên bù trừ và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thực hiện các biện pháp sau:
- Nhà đầu tư phải thực hiện các giao dịch đối ứng để giảm vị thế.
- Sau thời hạn quy định, nhà đầu tư không thực hiện việc giảm vị thế, thành viên bù trừ được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư về mức đảm bảo tuân thủ giới hạn vị thế trên tài khoản.
- Trường hợp thành viên bù trừ không thực hiện giao dịch đối ứng để đóng vị thế của nhà đầu tư, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được yêu cầu thành viên bù trừ khác hoặc được thực hiện lệnh giao dịch đối ứng để đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ.
Việc thực hiện giao dịch đối ứng này thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, niêm yết và hủy niêm yết chứng khoán phái sinh được quy định như sau:
(i) Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định các nội dung của chứng khoán phái sinh và thực hiện việc niêm yết và tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
(ii) Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
- Chứng khoán phái sinh đáo hạn.
- Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở.
- Các trường hợp khác mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Lưu ý: Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh này cũng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.