Kiểm toán và kiểm toán độc lập là gì? Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập được quy định như thế nào? Hoạt động kiểm toán độc lập được nhà nước quản lý như thế nào?
>> Pháp nhân thương mại là gì? Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân?
>> Tổ chức, cá nhân nào kinh doanh trên không gian mạng?
Kiểm toán là quá trình đánh giá, kiểm tra và xác minh thông tin tài chính, hoạt động hoặc hệ thống của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và tuân thủ các quy định hiện hành. Một số loại kiểm toán như sau:
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán tài chính
- Kiểm toán độc lập
- Kiểm toán tuân thủ
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
[TIỆN ÍCH] >> CÔNG VIỆC PHÁP LÝ
Kiểm toán là gì; Kiểm toán độc lập là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011, có 04 nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập. Cụ thể như sau:
(i) Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
(ii) Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
(iii) Độc lập, trung thực, khách quan.
(iv) Bảo mật thông tin.
Tại Điều 11 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập bao bồm những nội dung sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
c) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên;
d) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
đ) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
g) Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
h) Quy định về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
i) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề;
k) Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán;
l) Tổng kết, đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
m) Hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương.