Có thể hiểu khủng bố mạng là gì? Ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố bao gồm các hoạt động nào? Hoạt động đấu tranh bảo vệ an ninh mạng gồm những nội dung nào?
>> Sự cố an ninh mạng là gì? Hoạt động bảo vệ an ninh mạng cần đảm bảo các nguyên tắc nào?
>> Những trường hợp nào di sản văn hóa được xác lập sở hữu riêng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 có giải thích khủng bốmạng như sau:
…
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
10. Gián điệp mạng là hành vi cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, mật mã, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác để chiếm đoạt, thu thập trái phép thông tin, tài nguyên thông tin trên mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
…
Theo đó, khủng bố mạng là hnahf vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để tiến hành các hành vi khủng bố hoặc tài trợ khủng bố.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Khủng bố mạng là gì; Ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố bao gồm các hoạt động nào
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về các biện pháp ngăn chắn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố cụ thể như sau:
1. Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố gồm:
a) Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;
b) Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;
c) Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.
2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật An ninh mạng 2018 về các hoạt động đấu tranh bảo vệ an ninh mạng cụ thể như sau:
- Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng là hoạt động có tổ chức do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Nội dung đấu tranh bảo vệ an ninh mạng bao gồm:
+ Tổ chức nắm tình hình có liên quan đến hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Phòng, chống tấn công và bảo vệ hoạt động ổn định của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
+ Làm tê liệt hoặc hạn chế hoạt động sử dụng không gian mạng nhằm gây phương hại an ninh quốc gia hoặc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội.
+ Chủ động tấn công vô hiệu hóa mục tiêu trên không gian mạng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Lưu ý: Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan thực hiện đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin cụ thể như sau:
1. Ban hành quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng, nâng cấp, hủy bỏ hệ thống thông tin.
2. Áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng để phòng, chống nguy cơ, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng.
3. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý và kỹ thuật được áp dụng.
4. Giám sát an toàn hệ thống thông tin.