Cho tôi hỏi: Nếu thỏa ước lao động tập thể có một số điều quy định khác với hợp đồng lao động đã được ký kết thì phải thực hiện theo văn bản nào? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP.
>> Quyền lợi của NLĐ trong thời gian chờ ký hợp đồng mới
>> Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Bộ luật Lao động 2019 về Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp như sau:
“Điều 79. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp
...
2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.”
Như vậy, nếu hợp đồng lao động và thảo ước lao động tập thể có quy định khác nhau thì nguyên tắc lựa chọn văn bản thực hiện như sau:
Nếu quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết thấp hơn quy định tương ứng trong thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể.
Nói một cách dễ hiểu, khi có sự khác nhau về các quy định trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể, quy định nào có lợi hơn cho người lao động thì sẽ được ưu tiên áp dụng.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!