Gần đay, kẹo táo đỏ là món ăn vặt đang được nhiều người yêu thích, là món “hot trend” hiện nay. Vậy, kẹo táo đỏ là gì? Bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu?
>> Việc phát hành biên lai của cơ quan Thuế được quy định thế nào?
>> Xe máy đè vạch dừng đèn đỏ có vi phạm không?
Tại bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ giải đáp “Kẹo táo đỏ là gì?”, đồng thời căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành để giải quyết vấn đề “Bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu?”. Tuy nhiên, những nội dung không có căn cứ pháp lý chỉ là nguồn tin tham khảo.
Theo nguồn tham khảo, thì kẹo táo đỏ hay còn được biết đến là loại kẹo "táo đỏ kéo sợi", với sự kết hợp của táo đỏ kẹp sữa lạc đà nguyên kem nhân hạt điều. Sữa lạc đà đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng thiết yếu tại những khu vực có nền văn hóa du mục trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, như Tân Cương (Trung Quốc).
Cách sử dụng: Dùng trực tiếp, là lựa chọn hoàn hảo cho bữa xế hoặc khi bạn cần bổ sung năng lượng.
Bảo quản: Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao để giữ được độ tươi ngon.
Theo như lời quảng cáo, thì kẹo táo đỏ là món ăn vặt mang lại lợi ích dinh dưỡng đa dạng:
- Táo đỏ: Trợ giúp điều trị mất ngủ và cung cấp các chất chống oxi hóa, vitamin C. Đồng thời, giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ, cũng như khả năng miễn dịch tự nhiên. Giúp cải thiện giấc ngủ, hệ tiêu hóa...
- Hạt điều: Hỗ trợ làm sáng, khỏe đôi mắt và còn giúp cải thiện các chức năng của não bộ.
- Sữa lạc đà: Có thể cải thiện sức khỏe thận và làm dịu dị ứng.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Kẹo táo đỏ là gì; Bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc bị phạt bao nhiêu
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Đối với hành vi bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc, cần căn cứ theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) và điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), quy định về mức phạt tiền tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm thuộc hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ:
Giá trị hàng hóa |
Mức phạt tiền tương ứng |
|
Cá nhân |
Tổ chức |
|
Dưới 1 triệu |
6 trăm – 1 triệu |
1 triệu 2 trăm – 2 triệu |
1 triệu – 3 triệu |
1 triệu – 2 triệu |
2 triệu – 4 triệu |
3 triệu – 5 triệu |
2 triệu – 6 triệu |
4 triệu – 12 triệu |
5 triệu – 10 triệu |
6 triệu – 10 triệu |
12 triệu – 20 triệu |
10 triệu – 20 triệu |
10 triệu – 14 triệu |
20 triệu – 28 triệu |
20 triệu – 30 triệu |
14 triệu – 20 triệu |
28 triệu – 40 triệu |
30 triệu – 40 triệu |
20 triệu – 30 triệu |
40 triệu – 60 triệu |
40 triệu – 50 triệu |
30 triệu – 40 triệu |
60 triệu – 80 triệu |
50 triệu – 70 triệu |
40 triệu – 60 triệu |
80 triệu – 120 triệu |
70 triệu – 100 triệu |
60 triệu – 80 triệu |
120 triệu – 160 triệu |
Trên 100 triệu |
80 triệu – 100 triệu |
160 triệu – 200 triệu |
Theo đó, ngoài việc đối với tổ chức và cá nhân bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc, ngoài việc bị phạt tiền theo mức quy định tại Mục 2.1 thì còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là:
- Tịch thu tang vật vi phạm: Là số kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc (trừ trường hợp áp dụng biện pháp tiêu hủy tang vật).
- Nếu tang vật vi phạm là số kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc, gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường thì buộc phải tiêu hủy.
- Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ việc bán kẹo táo đỏ không rõ nguồn gốc.