Hợp đồng nguyên tắc là gì? Những trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc trên thực tế? Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng được quy định như thế nào?
>> Hiện nay giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế nào?
>> 8 công việc nào cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hợp đồng nguyên tắc là gì? Tuy nhiên, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau về hợp đồng nguyên tắc là gì:
Hợp đồng nguyên tắc là một loại hợp đồng mang tính chất định hướng, thể hiện sự thỏa thuận ban đầu giữa các bên về việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Đây là bước đầu tiên trong quá trình hợp tác, giúp các bên tìm hiểu nhu cầu, khả năng của nhau và thống nhất một số nội dung cơ bản trước khi ký kết các hợp đồng cụ thể hơn.
Có thể hiểu, hợp đồng nguyên tắc là dạng hợp đồng khung, làm cơ sở để thực hiện các thỏa thuận chi tiết trong tương lai. Tùy theo sự thỏa thuận, loại hợp đồng này có thể mang nhiều tên gọi khác nhau và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như dân sự, thương mại, hoặc doanh nghiệp, chẳng hạn như: thỏa thuận nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc cơ bản, hoặc hợp đồng nguyên tắc đại lý.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hợp đồng nguyên tắc là gì; Những trường hợp nào nên ký hợp đồng nguyên tắc
(Hình minh họa – Nguồn từ Internet)
Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng như một hợp đồng khung ban đầu trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cụ thể. Một số trường hợp phổ biến sử dụng hợp đồng nguyên tắc bao gồm:
- Khi giao dịch mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ chưa hoàn thiện, các bên chưa thỏa thuận đầy đủ về các điều khoản chi tiết mà chỉ mới mô tả chung hoặc cam kết sơ bộ về các điều kiện của giao dịch.
- Khi nội dung giao dịch giữa các bên được phân chia thành nhiều loại hợp đồng khác nhau nhưng có tính chất tương đồng. Trong trường hợp này, các bên thường sử dụng hợp đồng nguyên tắc làm hợp đồng khung, làm cơ sở để xây dựng các hợp đồng đơn lẻ cho từng loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
Lưu ý, nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ tại Điều 40 Luật Thương mại 2005 quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng lao động như sau:
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
(i) Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó.
(ii) Trừ trường hợp quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật Thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
4. Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Thương mại 2005 về khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp đồng như sau:
(i) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu hoặc thay thế hàng hoá cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong thời hạn còn lại.
(ii) Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định tại khoản (i) Mục này của bài viết mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.