Công ty tôi đã lựa chọn được nhà thầu và chuẩn bị tiến hành thương thảo hợp đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ hợp đồng với nhà thầu năm 2023? – Như Ý (Thanh Hóa).
>> Hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn trong đấu thầu năm 2023 được quy định thế nào?
>> Điều kiện ký kết hợp đồng với nhà đầu tư trong đấu thầu năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 63 Luật Đấu thầu 2013, hồ sơ hợp đồng với nhà thầu bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
Theo khoản 1 Điều 63 Luật Đấu thầu 2013, hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau đây:
- Văn bản hợp đồng.
- Phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Hợp đồng với nhà thầu năm 2023 (Ảnh minh họa – Nguồn từ internet)
Ngoài các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Đấu thầu 2013, tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu, hồ sơ hợp đồng có thể bao gồm một hoặc một số tài liệu sau đây:
- Biên bản hoàn thiện hợp đồng.
- Văn bản thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng, bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể.
- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn.
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Các tài liệu có liên quan.
Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Đấu thầu 2013.
Điều 93. Điều chỉnh giá và khối lượng của hợp đồng - Nghị định 63/2014/NĐ-CP 1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng phải được quy định rõ trong hợp đồng về nội dung điều chỉnh, nguyên tắc và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh. 2. Điều chỉnh đơn giá: Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trong hợp đồng phải quy định rõ các nội dung sau đây: a)Thời điểm để tính toán đơn giá gốc (thông thường xác định tại thời điểm 28 ngày trước thời điểm đóng thầu) để làm cơ sở xác định chênh lệch giữa đơn giá trúng thầu và đơn giá điều chỉnh; b) Các cơ sở dữ liệu đầu vào để tính toán điều chỉnh đơn giá, trong đó chỉ số giá để làm cơ sở tính điều chỉnh đơn giá lấy theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố; c) Phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá: Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh đơn giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu. Khuyến khích vận dụng các phương pháp tính đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế như các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). 3. Điều chỉnh khối lượng: a) Nguyên tắc điều chỉnh khối lượng phải được quy định rõ trong hợp đồng nếu tại thời điểm ký hợp đồng chưa xác định được đầy đủ khối lượng cần phải thực hiện; b) Những khối lượng công việc tăng do lỗi chủ quan của nhà thầu gây ra thì không được phép điều chỉnh; c) Đối với những khối lượng công việc trong bảng giá hợp đồng mà thực tế thực hiện chênh lệch quá 20% khối lượng quy định ban đầu thì hai bên phải thỏa thuận nguyên tắc điều chỉnh đơn giá hợp lý, phù hợp với điều kiện thay đổi khối lượng (tăng hoặc giảm) khi thanh toán cho phần khối lượng thực hiện chênh lệch quá 20% này; d) Những khối lượng phát sinh ngoài điều kiện quy định điều chỉnh ban đầu của hợp đồng hoặc trường hợp cần phải có sự tham gia của cả hai bên trong hợp đồng để ngăn ngừa, khắc phục các rủi ro thuộc trách nhiệm một bên thì hai bên cùng bàn bạc thống nhất biện pháp xử lý. 4. Trường hợp có phát sinh chi phí hoặc thay đổi tiến độ thực hiện thì hai bên phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng để làm cơ sở thực hiện. |