HACCP được hiểu là gì? Nguyên tắc xây dựng lên HACCP và 12 bước áp dụng HACCP cho doanh nghiệp là gì? Những hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị cấm bao gồm?
>> UOB là ngân hàng gì? Ngân hàng UOB có làm việc thứ Bảy không?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System) nghĩa là Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. HACCP có thể hiểu là một công cụ xác định, đánh giá và kiểm soát các mối nguy đối với an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Toàn văn Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
HACCP là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Tiến hành phân tích mối nguy (mối nguy sinh học, hóa học và vật lý): Việc xác định nguy cơ được thực hiện theo hai bước là nhận dạng các mối nguy và đánh giá mối nguy. Các mối nguy có thể như sau:
- Mối nguy vật lý ví dụ nhiễm kim loại.
- Mối nguy hóa chất như một sản phẩm làm sạch nào đó có thể gây ô nhiễm sản phẩm hoặc có độc tố gây ô nhiễm sản phẩm.
- Mối nguy sinh học: Ở những nơi nào mà vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập gây ô nhiễm sản phẩm.
(ii) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
(iii) Xác định các ngưỡng tới hạn của CCP:
- Thiết lập một giới hạn tối đa hoặc tối thiểu: Để kiểm soát mối nguy, cần thiết lập giới hạn tối đa hoặc tối thiểu cho các yếu tố như nhiệt độ, pH, thời gian, hoặc quy trình chế biến. Nếu vượt quá giới hạn, phải nhanh chóng khắc phục và kiểm soát chặt chẽ sản phẩm bị ảnh hưởng.
- Thiết lập giới hạn quan trọng: Sau khi thiết lập giới hạn, cần đặt tiêu chí cho từng điểm kiểm soát bằng cách xác định: tiêu chí cần đáp ứng, nhiệt độ tối thiểu, và các giới hạn quy định liên quan.
(iv) Thiết lập các thủ tục kiểm soát điểm tới hạn.
(v) Thiết lập hành động khắc phục.
(vi) Thiết lập thủ tục kiểm tra - xác minh.
(vii) Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
Bước 1: Thành lập nhóm HACCP/Ban An toàn thực phẩm
Bước 2: Mô tả sản phẩm
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng
Bước 4: Xây dựng lưu đồ, sơ đồ quy trình công nghệ
Bước 5: Kiểm tra sơ đồ quy trình công nghệ (thực tế)
Bước 6: Phân tích mối nguy và xác định biện pháp phòng ngừa theo nguyên tắc (i)
Bước 7: Xác định các điểm tới hạn CCP – nguyên tắc (ii)
Bước 8: Thiết lập giới hạn cho từng CCP – nguyên tắc (iii)
Bước 9: Thiết lập hệ thống theo dõi từng CCP – theo nguyên tắc (iv)
Bước 10: Thực hiện hành động khắc phục – nguyên tắc (v)
Bước 11: Thiết lập quy trình kiểm tra và xác minh – nguyên tắc (vi)
Bước 12: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ, tài liệu – nguyên tắc (vii)
Lưu ý: Nội dung về nguyên tắc lập HACCP và 12 bước áp dụng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị cấm bao gồm sản xuất, kinh doanh:
(i) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
(ii) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
(iii) Thực phẩm bị biến chất.
(iv) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép.
(v) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm.
(vi) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu.
(vii) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh.
(viii) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy.
(ix) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.