Pháp luật quy định như thế nào đối với thông tin về giá cả trên sàn thương mại điện tử? Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế hay chưa? Làm sao để biết được?
>> Nộp hồ sơ khai thuế TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài ở đâu?
>> Có nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi vay nhập gốc hay không?
Để nhận biết giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế cần căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thông tin về giá cả trên sàn thương mại điện tử của hàng hóa như sau:
- Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ trên sàn thương mại điện tử (nếu có) phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên trên sàn thương mại điện tử không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
- Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế chưa (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố toàn bộ các phương thức thanh toán áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website, kèm theo giải thích rõ ràng, chính xác để khách hàng có thể hiểu và lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Nếu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thiết lập cơ chế để khách hàng sử dụng chức năng này được rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi thực hiện việc thanh toán.
Yêu cầu đối với thông tin cung cấp trên website thương mại điện tử bán hàng được quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) như sau:
- Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu.
- Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến.
- Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau.
- Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
- Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Điều 33. Thông tin về vận chuyển và giao nhận - Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) 1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân phải công bố những thông tin sau về điều kiện vận chuyển và giao nhận áp dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ giới thiệu trên website: a) Các phương thức giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; b) Thời hạn ước tính cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, có tính đến yếu tố khoảng cách địa lý và phương thức giao hàng; c) Các giới hạn về mặt địa lý cho việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, nếu có. d) Phân định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận. 2. Trường hợp phát sinh chậm trễ trong việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải có thông tin kịp thời cho khách hàng và tạo cơ hội để khách hàng có thể hủy hợp đồng nếu muốn. |