Doanh nghiệp xã hội có phải là pháp nhân phi thương mại? Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội? Doanh nghiệp xã hội không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động bị xử phạt thế nào?
>> Luật PCCC quy định trong hoạt động PCCC nhiệm vụ nào là chính?
>> Ngày 29/11 là ngày gì? Bán hàng giả, hàng nhái có chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về pháp nhân thương mại.
Pháp nhân phi thương mại
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. Pháp nhân phi thương mại bao gồm tổ chức xã hội.
Như vậy, doanh nghiệp xã hội là pháp nhân phi thương mại.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Doanh nghiệp xã hội là pháp nhân phi thương mại (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau:
(i) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020.
(ii) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
(ii) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 60 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với doanh nghiệp xã hội vi phạm.
Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
d) Không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
Do đó, nếu doanh nghiệp xã hội không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động thì bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Ngoài ra, còn buộc doanh nghiệp xã hội thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Như vậy, doanh nghiệp xã hội không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng và buộc doanh nghiệp xã hội thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:
(i) Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan.
(ii) Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
(iii) Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại khoản (ii), khoản (iii) Mục 2 trong suốt quá trình hoạt động.
(iv) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.
(v) Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.