Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào? Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản? Đấu giá viên phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
>> GLP là gì? Quy trình đánh giá Thực hành tốt phòng thí nghiệm bao gồm những bước nào?
>> Chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập khác tỉnh với doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016, quy định doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Doanh nghiệp đấu giá tài sản
1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
Lưu ý: Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định Luật doanh nghiệp 2020 nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh” (theo khoản 2 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016).
File word Luật Đấu giá tài sản và văn bản hướng dẫn mới nhất năm 2024 |
Quy định về doanh nghiệp đấu giá tài sản (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản 2016, quy định điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:
Doanh nghiệp đấu giá tài sản
…
3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:
a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
Như vậy, khi đăng ký hoạt động doanh nghiệp đấu giá tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(i) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp.
Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên.
(ii) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.
Căn cứ Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật số 37/2024/QH15), đấu giá viên phải có đủ tiêu chuẩn sau:
(i) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
(ii) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng.
(iii) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật số 37/2024/QH15), theo đó:
- Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản (i) và khoản (ii) được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.
- Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
(iv) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Điều 31. Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản – Luật Đấu giá tài sản 2016 1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây: a) Giải thể; b) Hợp nhất, bị sáp nhập; c) Phá sản; d) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật này. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp. |