Đình công được pháp luật định nghĩa như thế nào? Pháp luật có cho phép người lao động được quyền đình công hay không? Người lao động được đình công trong trường hợp nào?
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin để giải đáp “Đình công là gì? Đình công có phải là quyền hợp pháp của người lao động không?”, quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
Theo Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công được định nghĩa như sau:
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Theo đó, đình công được hiểu là người lao động sẽ không làm việc cho người sử dụng lao động trong thời gian tạm thời một cách tự nguyện và có tổ chức, nhằm để đạt được các yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đình công sẽ do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Đình công là gì; Đình công có phải là quyền hợp pháp của người lao động;
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Pháp luật lao động của Việt Nam cho phép người lao động trong quan hệ lao động có những quyền như sau:
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
(Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019)
Theo đó, pháp luật lao động Việt Nam quy định người lao động có rất nhiều quyền khi tham gia vào quan hệ lao động, trong đó tại điểm e khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ người lao động có quyền đình công. Vì thế, đình công là quyền hợp pháp của người lao động.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về “Đình công là gì? Đình công có phải là quyền hợp pháp của người lao động không?”.
Căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có quyền đình công trong những trường hợp sau đây:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.