Bệnh sởi là bệnh gì? NLĐ có quyền được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm không? NLĐ có những quyền gì khi giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp?
>> Trường hợp nào người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương?
Bài viết này PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ tổng hợp các thông tin để giải đáp “Bệnh sởi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? NLĐ có quyền được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm không?” quý khách hàng có thể tham khảo nội dung bài viết bên dưới.
Bệnh sởi là bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Dấu hiệu để nhận biết bệnh sởi ở trẻ em là sốt, viêm long đường hô hấp và tiêu hóa, viêm kết mạc mắt, nổi các vết phát ban dát đỏ lan theo thứ tự từ mặt đến tay chân và cả cơ thể.
Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đã xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại.
Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Bệnh sởi là bệnh gì; NLĐ có quyền được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm không (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, quy định về quyền được khám sức khỏe của NLĐ như sau:
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
…
Theo đó, hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho NLĐ bình thường; còn đối với những trường hợp đặc biệt như NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Như vậy, NLĐ có quyền được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm.
- Đối với NLĐ bình thường thì tổ chức khám ít nhất 1 lần/1 năm, số lượng có thể nhiều hơn tùy thuộc doanh nghiệp quyết định.
- Đối với NLĐ trong những trường hợp đặc biệt như NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, lao động cao tuổi thì được tổ chức khám ít nhất 2 lần/1 năm, số lượng có thể nhiều hơn tùy thuộc doanh nghiệp quyết định.
Trên đây là giải đáp thắc mắc về “Bệnh sởi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? NLĐ có quyền được doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm không?”.
Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, trong giao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp thì NLĐ có những quyền như sau:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: >> Người lao động có được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ hay không?