Điều kiện doanh nghiệp hành nghề quản lý thanh lý tài sản? Cá nhân nào không được hành nghề quản lý thanh lý tài sản? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản?
>> CEP là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc bao gồm những gì?
>> Quà Tết doanh nghiệp là gì? Quà Tết Doanh Nghiệp cho người lao động có bắt buộc không?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Phá sản 2014, quy định điều kiện để doanh nghiệp hành nghề quản lý thanh lý tài sản:
(i) Công ty hợp danh có tối thiểu hai thành viên hợp danh là Quản tài viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty hợp danh là Quản tài viên.
(ii) Doanh nghiệp tư nhân có chủ doanh nghiệp là Quản tài viên, đồng thời là Giám đốc.
Lưu ý: Chỉ có công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân mới được hành nghề quản lý thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Điều kiện doanh nghiệp hành nghề quản lý thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản
(Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 14 Luật Phá sản 2014, các cá nhân sau đây không được hành nghề quản lý thanh lý tài sản gồm:
(i) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
(ii) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(iii) Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Căn cứ Điều 16 Luật Phá sản 2014, quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản.
(i) Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:
- Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
- Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản.
- Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
- Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản.
- Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản.
- Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản.
- Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
(ii) Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.
(iii) Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
(iv) Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
- Thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp.
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
(v) Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
(vi) Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.