Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2024? Vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
>> Marketing là gì? Có thể quảng cáo qua những phương tiện nào?
>> Có bắt buộc tổ chức họp Hội đồng quản trị tại trụ sở chính không?
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
(i) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
(ii) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
(iii) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
(iv) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
>> Xem thêm bài viết: Chi phí thành lập công ty là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
(ii) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
(iii) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
(iv) Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu Phòng Đăng ký kinh doanh cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định.
- Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của các lần trước đó không còn hiệu lực.
(Theo khoản 3, khoản 4 Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
>>Xem thêm: Biểu mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
(i) Đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định:
- Từ 01 ngày đến 10 ngày: Phạt cảnh cáo.
- Từ 11 ngày đến 30 ngày: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.
- Từ 31 – 90 ngày: Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.
- Từ 91 ngày trở lên: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
(ii) Đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (i) trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định.
- Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại mục (ii).
(Theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).
Tóm lại, đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 – 30 triệu đồng. Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.