Công nghệ vi sinh là gì? Khái niệm giấy phép môi trường là gì? Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào?
>> Chỉ số DXY là gì? Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch ngoại tệ được quy định như thế nào?
>> Bản giấy phiếu hẹn khám lại có bắt buộc đóng dấu của cơ sở khám bệnh chữa bệnh không?
Thắc mắc “Công nghệ vi sinh là gì?” được giải đáp như sau: Công nghệ vi sinh là một ngành rất phát triển ở trên thế giới nhưng lại còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Vậy nên rất ít người có sự nghiên cứu và am hiểu sâu sắc về công nghệ vi sinh.
Trong tiếng Anh, công nghệ vi sinh được biết đến với tên gọi là Microbial Technology. Theo nhiều phân tích, có thể hiểu công nghệ vi sinh là công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Việc nghiên cứu và khai thác vi sinh có thể sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Các sản phẩm từ ngành công nghệ này được dùng để phục vụ cho các lĩnh vực như xử lý chất thải sinh hoạt, trong ngành công nghiệp, nông nghiệp,...
Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay còn đưa ra được hàng loạt các sản phẩm từ công nghệ vi sinh để chữa trị, đẩy lùi bệnh tật.
Nội dung “Công nghệ vi sinh là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Công nghệ vi sinh là gì; Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường được quy định như thế nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, giấy phép môi trường được định nghĩa như sau:
8. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có các quyền cụ thể sau đây:
(i) Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường.
(ii) Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường.
(iii) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 2 Điều 47 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
(i) Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết.
(ii) Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.
(iii) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
(iv) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
(v) Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
(vi) Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra.
(vii) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.