Có thể hiểu địa chỉ IP là gì và vai trò của nó? Hiện tại có các loại địa chỉ IP nào? Quy định của pháp luật hiện hành về hợp tác quốc tế về an ninh mạng như thế nào?
>> Kiều hối là gì? Vai trò của kiều hối là gì?
>> Chi phí lập hồ sơ mời thầu tối thiểu bao nhiêu, tối đa bao nhiêu?
Địa chỉ IP (Internet Protocol Address) là một địa chỉ duy nhất mà các thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính thông qua giao thức Internet.
Mọi thiết bị trong mạng, bao gồm bộ định tuyến, máy tính, máy chủ (như NTP, DNS, DHCP, SNMP...), máy in, máy fax qua Internet, và một số loại điện thoại, đều có một địa chỉ IP riêng biệt, và địa chỉ này là duy nhất trong phạm vi của một mạng cụ thể. Một số địa chỉ IP có giá trị duy nhất trên toàn cầu, trong khi một số khác chỉ cần duy nhất trong phạm vi nội bộ của một công ty.
Giao thức Internet phiên bản 4 (IPv4) định nghĩa địa chỉ IP là một số 32-bit. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của Internet và sự cạn kiệt các địa chỉ IPv4, một phiên bản mới của địa chỉ IP (IPv6) với 128 bit đã được phát triển vào năm 1995 và chuẩn hóa trong RFC 2460 vào năm 1998. Việc triển khai IPv6 bắt đầu từ giữa những năm 2000.
Địa chỉ IP được quản lý và cấp phát bởi Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet (IANA). IANA phân phối các "siêu khối" cho các cơ quan Internet khu vực, và từ đó các khối nhỏ hơn được cấp phát cho nhà cung cấp dịch vụ Internet và các công ty.
Như vậy, thắc mắc “Địa chỉ IP là gì?” đã được giải đáp cụ thể như trên.
- Địa chỉ IP công cộng: Được cấp phát cho thiết bị khi kết nối trực tiếp với Internet, có thể được truy cập từ bất kỳ đâu trên mạng.
- Địa chỉ IP riêng: Dành cho các thiết bị trong mạng nội bộ, không thể truy cập trực tiếp từ Internet. Ví dụ: 192.168.x.x, 10.x.x.x.
Địa chỉ IP giúp các thiết bị trong mạng giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Địa chỉ IP là gì; Có các loại địa chỉ IP nào (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 7 Luật An ninh mạng 2018, hợp tác quốc tế về an ninh mạng được quy định cụ thể như sau:
(i) Hợp tác quốc tế về an ninh mạng được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
(ii) Nội dung hợp tác quốc tế về an ninh mạng bao gồm:
- Nghiên cứu, phân tích xu hướng an ninh mạng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động về an ninh mạng.
- Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm; hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị, công nghệ bảo vệ an ninh mạng.
- Phòng, chống tội phạm mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng; ngăn ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
- Tư vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an ninh mạng.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế về an ninh mạng.
- Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về an ninh mạng.
- Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
- Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an ninh mạng.
(iii) Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện hợp tác quốc tế về an ninh mạng trong phạm vi quản lý.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
- Trường hợp hợp tác quốc tế về an ninh mạng có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành do Chính phủ quyết định.
(iv) Hoạt động hợp tác quốc tế về an ninh mạng của Bộ, ngành khác, của địa phương phải có văn bản tham gia ý kiến của Bộ Công an trước khi triển khai, trừ hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ Quốc phòng.
Quý khách hàng xem thêm >> Cơ hội việc làm hấp dẫn cho nhân viên kỹ thuật triển khai và bảo trì mạng