Tôi muốn biết địa chỉ của UBND tỉnh Lai Châu và thông tin liên hệ như thế nào để thuận tiện liên hệ làm các thủ tục cho công ty, khiếu nại (nếu có)? – Ngọc Tân (Lai Châu).
>> Địa chỉ của UBND tỉnh Sơn La là gì? Thông tin liên hệ thế nào?
>> Hiện nay, 1 Nhân dân tệ bằng bao nhiêu tiền Việt Nam Đồng?
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp nước Trung Quốc, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 Tỉnh thành Việt Nam.
Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường).
Bài viết sau đây, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ nêu rõ địa chỉ của UBND tỉnh Lai Châu và các thông tin liện hệ cụ thể.
- Tên cơ quan: Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
- Địa chỉ: Phường Tân Phong, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu
- Thời gian làm việc: UBND tỉnh Lai Châu làm việc từ Sáng: 08:00 - 11:30 và Chiều: 13:30 - 16:30 từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần. UBND tỉnh Lai Châu không làm việc vào Thứ 7, Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định của pháp luật.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
UBND tỉnh Lai Châu (Nguồn internet)
Điện thoại: (0213) 3876337 - 3876359
Fax: (0213) 3876356
Email: [email protected]
Địa chỉ website: http://laichau.gov.vn
Căn cứ theo Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.
- Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu.