Hiện nay, có quy định nào về việc đặt dấu thanh hay không? Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ hay Luật sở hữu trí tụê; Luật Thủy sản hay Luật Thuỷ sản? – Huỳnh Như (Tây Ninh).
>> Trường hợp nào thì không được phép viết tắt?
>> Có phải văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì không được áp dụng?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông có hướng dẫn về cách đặt dấu thanh như sau:
Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới chữ cái ghi âm chính của mỗi âm tiết, ví dụ: mái nhà, hoà nhạc, quý hoá, thuỷ thủ, mạnh khoẻ, trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ...
- Đối với các kí hiệu ia, ua, ưa, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất, ví dụ: bìa, lụa, lửa,...
- Đối với các kí hiệu iê, yê, uô, uơ, dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ hai, ví dụ: biển, thuyền, nhuộm, được,...
Danh sách các từ thường viết HOA sai |
Các trường hợp không được viết tắt |
Cách dùng “i” và “y” cho đúng trong văn bản, hợp đồng |
Cách viết ngày, tháng, năm đúng chuẩn |
Cách đặt dấu thanh đúng theo quy định (Ảnh minh họa)
Thuỷ sản mới là cách đặt dấu thanh đúng với quy định nêu trên; tuy nhiên, nhiều người vẫn viết là thủy sản. Thực tiễn, cũng có các văn bản quy phạm pháp luật, như là Luật Thủy sản 2017, Luật Thủy lợi 2017… Dù viết không đúng với quy định nêu trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng mọi người vẫn hiểu được; do đó, thực tiễn nó được chấp nhận song hành với cách đặt dấu thanh đúng là Luật Thuỷ sản 2017, Luật Thuỷ lợi 2017.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng - Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT 1. Văn bản này quy định về chính tả tiếng Việt trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và các tài liệu khác được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Văn bản này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông và tổ chức, cá nhân liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ - Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói. Ví dụ, câu sau có 5 âm tiết: Họa mi hót véo von. 2. Âm đầu (còn gọi phụ âm đầu) là âm đứng ở vị trí mở đầu âm tiết, ví dụ: các âm h, m, v trong các âm tiết họa, hót, mi, véo, von. 3. Âm đệm là âm đứng ở vị trí giữa âm đầu và âm chính của âm tiết, ví dụ: âm o trong âm tiết họa. 4. Âm chính là âm đóng vai trò hạt nhân, luôn luôn có mặt trong âm tiết tiếng Việt, ví dụ: âm a trong âm tiết họa, âm i trong âm tiết mi, âm o trong âm tiết hót,... 5. Âm cuối là âm đứng ở vị trí kết thúc âm tiết, ví dụ: âm t trong âm tiết hót, âm o trong âm tiết véo, âm n trong âm tiết von. 6. Ngôn ngữ đa tiết là ngôn ngữ mà phần lớn vốn từ tối thiểu gồm các từ do hai hoặc nhiều âm tiết tạo thành, ví dụ: tiếng Bana, tiếng Êđê, tiếng Anh,... 7. Ngôn ngữ đơn tiết là ngôn ngữ mà phần lớn vốn từ tối thiểu gồm các từ do một âm tiết tạo thành, ví dụ: tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,... 8. Phụ âm là những âm mà khi phát âm, luồng hơi phải vượt chỗ cản nhất định trong bộ máy phát âm để thoát ra, ví dụ: các âm h, t trong hót. 9. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu đạt các khái niệm chuyên môn khoa học, kĩ thuật, ví dụ: âm chính, tứ giác, kết tủa... 10. Từ Hán Việt là những từ mượn tiếng Hán mà các yếu tố cấu tạo nó thường không được sử dụng làm thành phần của cụm từ hoặc của câu, ví dụ: giang sơn, độc lập, bình đẳng,.. Điều 3. Nguyên tắc chung - Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT 1. Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân. 2. Thống nhất cách viết thuật ngữ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa tính khoa học với tính sư phạm, bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của người học. |