Tôi vừa đọc tin liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng, nên muốn biết: Trường hợp cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát, bị phạt tù bao nhiêu? – Hồng Thanh (Thái Bình).
>> Làm sao để người nuôi tôm hùm bông thoát thế khó?
>> Bằng Ielts có giá trị bao lâu? Hiện nay thi ielts ở đâu?
Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt đối với tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
- Mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
- Mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, tùy vào mức độ phạm tội mà người phạm tội cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tù là từ 01 đến 05 năm (khung hình phạt thấp nhất); hình phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 20 năm tù; ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
+ Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
+ Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
+ Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, nếu người bị phạt tù do phạm tội cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khai thác cát nói riêng, cưỡng đoạt tài sản nói chung đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng, 60 tuổi, khi ông vừa xuống sân bay Nội Bài tối 14/11/2023, về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Lực lượng chức năng cũng thực hiện công tác khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng ngay sau đó, kéo dài trong nhiều giờ; thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Động thái này được đưa ra trong quá trình điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, 37 tuổi (thường gọi là Cường “quắt”, có 3 tiền án) về tội Cưỡng đoạt tài sản. Nhà chức trách cáo buộc Cường và đồng phạm đã tự xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều để cưỡng đoạt tiền của một số doanh nghiệp khai thác cát. |