Người lao động bị tai nạn lao động tại công trường xây dựng, công ty có phải giới thiệu người lao động đi giám định y khoa hay không? – Tấn Trường (Bắc Ninh).
>> Đi định cư nước ngoài có được hưởng lương hưu nữa không?
>> Khi nào doanh nghiệp được sử dụng NLĐ làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm?
Tại khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
…
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
Theo đó, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, công ty có trách nhiệm giới thiệu để họ giám định y khoa.
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ ngày 20/6/2023) |
Công ty có trách nhiệm giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động giám định y khoa?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
...
d) Không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật;
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
c) Buộc người sử dụng lao động giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân (quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, trường hợp công ty có hành vi không giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động giám định y khoa thì bị phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Đồng thời, công ty phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Giới thiệu người lao động bị tai nạn lao động được giám định y khoa, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động theo quy định của pháp luật.
Mẫu Giấy đề nghị khám giám định năm 2023 (có hướng dẫn sử dụng) |
Mẫu Giấy đề nghị khám giám định cho người lao động năm 2023 (có hướng dẫn sử dụng) |
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT) quy định hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động như sau:
(1) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (file tải về bên trên) theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định (file tải về bên trên) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động.
(2) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định 4069/2001/QĐ-BYT.
(3) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
(4) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng bị thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
(5) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.