Có thể hiểu công nợ là gì? Quy định về nợ phải thu không có khả năng thu hồi và các điều kiện xử lý đối với khoản nợ này được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?
>> MVP trong marketing là gì? Quy định về đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền?
>> Du lịch cộng đồng là gì? Khách du lịch có quyền và nghĩa vụ gì?
Công nợ là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực kế toán và tài chính để chỉ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân phải thu hoặc phải trả trong các giao dịch kinh doanh, thường liên quan đến việc mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc vay nợ.
Phân loại công nợ như sau: :
- Công nợ phải thu (Accounts Receivable):
Là khoản tiền mà doanh nghiệp cần thu từ khách hàng, đối tác, hoặc các bên khác đã mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ nhưng chưa thanh toán.
- Công nợ phải trả (Accounts Payable):
Là khoản tiền mà doanh nghiệp cần thanh toán cho nhà cung cấp, đối tác, hoặc các bên liên quan sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ hoặc các khoản vay.
Như vậy, thắc mắc “công nợ là gì?” đã được giải đáp cụ thể như trên.
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Luật Thương mại và văn bản hướng dẫn mới nhất |
Công nợ là gì; Quy định về nợ phải thu không có khả năng thu hồi và các điều kiện xử lý như thế nào
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC, quy định về các trường hợp nợ phải thu không có khả năng thu hồi và tài liệu và chứng cứ chứng minh cụ thể như sau:
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những trường hợp sau:
(i) Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc phá sản theo quy định của pháp luật.
(ii) Đối tượng nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể.
(iii) Đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
(iv) Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án.
(v) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
(vi) Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
(vii) Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mà sau 01 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản (i) Mục 2.1 bài viết này khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:
(i) Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh lý hợp đồng (nếu có); đối chiếu công nợ (nếu có); văn bản đề nghị đối chiếu công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và các chứng từ khác có liên quan.
(ii) Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
- Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản 2014.
- Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.
- Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.
(iii) Trường hợp đối với cá nhân:
- Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng nợ đã chết.
- Lệnh truy nã; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng nợ đã bỏ trốn; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật về việc đối tượng nợ không còn ở nơi cư trú đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông; hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.
(iv) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mà sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ hoặc khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mà sau 01 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.