Du lịch cộng đồng là gì? Luật Du lịch 2024 quy định về phát triển du lịch cộng đồng như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch được quy định như thế nào?
>> Đồng tiền dùng trong giao dịch bán hàng miễn thuế là đồng tiền nào?
>> Truy cập dữ liệu là gì? Sản phẩm, dịch vụ trung gian dữ liệu được quy định như thế nào?
Du lịch cộng đồng được quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Theo đó, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Du lịch cộng đồng là gì; Khách du lịch có quyền và nghĩa vụ gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 19 Luật Du lịch 2017 quy định về phát triển du lịch cộng đồng được quy định như sau:
(i) Cá nhân, hộ gia đình phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích thực hiện các hoạt động sau:
- Cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống.
- Hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng.
- Sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
(ii) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc phát triển du lịch cộng đồng như sau:
- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
- Có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân, hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch.
- Hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng.
(iii) Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch.
(iv) Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng.
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền của khách du lịch bao gồm:
(i) Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
(ii) Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
(iii) Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(iv) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
(v) Khách du lịch được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khách du lịch có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
8. Bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của khách du lịch được quy định tại Điều 12 Luật Du lịch 2017 như sau:
(i) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; cói lối ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
(ii) Đảm bảo thực hiện đúng nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
(iii) Có nghĩa vụ hanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(iv) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.