Vì diện tích eo hẹp nên công ty dùng nhà tắm công ty làm phòng vắt sữa, trữ sữa cho lao động nữ trong thời gian cho con bú. Vậy có được hay không? – Hồng Thắm (Kiên Giang).
>> Năm 2024, công ty không lập sổ quản lý lao động: Có bị xử phạt?
>> Công ty trả lương bằng sản phẩm thay trả tiền có được hay không?
Căn cứ Điều 76 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, phòng vắt sữa, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa.
Như vậy, doanh nghiệp phải có phòng vắt sữa mẹ dành riêng cho nhân viên nữ để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ đang nuôi con. Do đó, mặc dù diện tích công ty eo hẹp cũng không được dùng nhà tắm công ty làm phòng vắt sữa, trữ sữa cho lao động nữ trong thời gian cho con bú.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Không được dùng nhà tắm công ty làm phòng vắt sữa cho lao động nữ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi.
Thời gian người lao động nữ nghỉ để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi vẫn được vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định nêu trên thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Như vậy, người sử dụng lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút, đồng thời có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ linh hoạt trong ngày. Điều này cho thấy pháp luật lao động dành sự quan tâm cho lao động nữ (sắp xếp thời gian để người lao động nữ có thể chăm lo sức khỏe của bản thân và con nhỏ).
3. Không cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút/ngày: Bị phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trường hợp không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày, trừ trường hợp khi hai bên có thỏa thuận khác thì tùy vào mức độ vi phạm người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Mức phạt tiền nêu trên là áp dụng đối với trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính – Nghị định 12/2022/NĐ-CP 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 2. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Xử lý vi phạm hành chính. |