Kỳ kế toán là khoảng thời gian từ khi bắt đầu ghi sổ đến khi kết thúc ghi sổ, khóa sổ để lập báo cáo tài chính. Vậy gộp kỳ kế toán trước để tính thành một kỳ kế toán được không?
>> Sổ kế toán là gì? Có bắt buộc phải in sổ kế toán giấy không?
>> Vận tải quốc tế nhưng có chặng nội địa thì thuế suất bao nhiêu?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật Kế toán 2015, quy định về kỳ kế toán như sau:
Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.
Như vậy, nếu kỳ kế toán năm đầu hoặc cuối ngắn hơn 90 ngày, có thể gộp với kỳ kế toán liền kề trước hoặc sau để tạo thành một kỳ kế toán. Tuy nhiên, kỳ kế toán gộp này không được vượt quá 15 tháng.
Các hình thức và hướng dẫn trình tự ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Danh mục mẫu sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Giải thích nội dung và hướng dẫn ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Có được cộng kỳ kế toán trước để tính thành một kỳ kế toán không (Ảnh minh họa – Nguồn internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán bao gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng. Cách xác định cụ thể như sau:
(i) Kỳ kế toán năm
Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 dương lịch.
Lưu ý: Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.
Ví dụ: Công ty XYZ có đặc thù về tổ chức và hoạt động, chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch. Thay vì bắt đầu từ ngày 01/01, công ty chọn kỳ kế toán bắt đầu từ ngày 01/4/2024 và kết thúc vào ngày 31/3/2025.
(ii) Kỳ kế toán quý
Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
(iii) Kỳ kế toán tháng
Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 12 Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập: Tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại Mục 2.
Ví dụ: Công ty ABC mới được thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 15/6/2024. Kỳ kế toán đầu tiên của công ty này sẽ bắt đầu từ ngày 15/6/2024 (ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và kết thúc vào ngày 31/12/2024 (ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm theo quy định).
Căn cứ cứ khoản 3 Điều 12 Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng: Tính từ đầu ngày của kỳ kế toán năm, quý, tháng theo quy định đến hết ngày trước ngày quyết định trên có hiệu lực.
Ví dụ: Công ty XYZ quyết định giải thể vào ngày 01/10//2024. Kỳ kế toán cuối cùng của công ty này sẽ tính từ ngày 01/01/2024 (đầu năm kế toán) đến ngày 30/9/2024 (ngày trước khi quyết định giải thể có hiệu lực).
Điều 5. Yêu cầu kế toán - Luật Kế toán 2015
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.