Sổ kế toán là gì? Sổ kế toán phải có những nội dung nào? Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì có bắt buộc phải in sổ kế toán ra giấy để lưu trữ không?
>> Vận tải quốc tế nhưng có chặng nội địa thì thuế suất bao nhiêu?
>> Công nợ là gì? Mẫu Bảng đối chiếu công nợ 2024 cho doanh nghiệp
Căn cứ Điều 24 Luật Kế toán 2015, sổ kế toán là nơi dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
- Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.
+ Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Các hình thức sổ kế toán
+ Hình thức kế toán Nhật ký chung.
+ Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.
+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
+ Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ.
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
(Mục 4 Phụ lục IV Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Các hình thức và hướng dẫn trình tự ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Danh mục mẫu sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Giải thích nội dung và hướng dẫn ghi sổ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC |
Sổ kế toán là gì? Có bắt buộc phải in sổ kế toán giấy không? (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật Kế toán 2015, sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm ghi sổ.
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán.
- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
Lưu ý: Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai (khoản 2 Điều 24 Luật Kế toán 2015).
Căn cứ khoản 7 Điểu 26 Luật Kế toán 2015 quy định về việc ở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán như sau:
...
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Như vậy, công ty được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Sau khi khóa sổ kế toán phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ.
Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Tóm lại, công ty ghi sổ kế toán trên phương tiện điện tử có thể không in ra giấy để lưu trữ nhưng phải đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9, khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP), phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng đối với hành vi không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử).
Như vậy, trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp công ty lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử, công ty không in ra từng quyền mà đóng chung sổ kế toán với kỳ kế toán năm trước sẽ bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng.