Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng có được phép chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ hay không?
>> Có bắt buộc phải thành lập ban quản trị chung cư hay không?
>> Chậm làm thủ tục giảm tiền thuê đất thì có được giảm tiền thuê đất hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Như vậy, ngân hàng có được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ mà không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản.
Lưu ý: Trừ các khoản án phí, thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải nộp thay hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế, lệ phí, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
(Theo khoản 2 Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)
Tổng hợp File word các hợp đồng mẫu trong Kinh doanh bất động sản mới nhất |
Ngân hàng có được chuyển nhượng tài sản bảo đảm là dự án bất động sản để thu hồi nợ
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 199 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(i) Chi phí bảo quản tài sản bảo đảm.
(ii) Chi phí thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm.
(iii) Án phí của bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm.
(iv) Khoản thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm đó gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
(v) Nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ.
(vi) Nghĩa vụ khác không có bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết tại bài viết: Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khi bán phải giải chấp hay không?
Điều 195. Nợ xấu - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 Nợ xấu được áp dụng các quy định tại Chương này bao gồm: 1. Nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán; 2. Nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng chưa thu hồi được nợ. Điều 196. Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu - Luật Các tổ chức tín dụng 2024 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật. Giá bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ xấu. |