Thời điểm hiện tại, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải thực hiện việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người tực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm hay không? – Thắc mắc của anh Vinh (Long Thành – Đồng Nai).
>> Thư mời thử việc có thể dùng làm căn cứ để đóng truy thu bảo hiểm xã hội không?
>> Nghỉ ngang thì có phải bồi thường cho công ty?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Tại điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.”
Như vậy, hiện nay để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì anh cần phải có giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
>> Vì vậy, hiện tại, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải thực hiện việc tập huấn cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm (và cả chủ cơ sở) để đủ điều kiện tiến hành hoạt động kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BCT, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ là người xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo Mẫu 01 (đối với cá nhân) và Mẫu 02 (đối với tập thể) kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BCT.
Xem thêm tại: Hướng dẫn quy trình xác nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp năm 2022
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!