Cho thuê lại lao động là gì? Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là bao lâu? Hợp đồng cho thuê lại lao động bao gồm những nội dung chủ yếu nào?
>> Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
>> Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến?
Căn cứ khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019, quy định về việc cho thuê lại lao động.
Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.
Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, quy định thời hạn cho thuê lại lao động.
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
Như vậy, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Cho thuê lại lao động là gì; Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa là 12 tháng (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
- Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
- Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Lưu ý:
(i) Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
- Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động.
- Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
- Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
(ii) Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
Không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
(Theo khoản 3, khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019)
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
(i) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại.
(ii) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại.
(iii) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
(iv) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
(v) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
Lưu ý: Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động (theo khoản 3 Điều 55 Bộ luật Lao động 2019).