Chậm gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử 2024 bị phạt như thế nào? Thời hạn gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế là khi nào?
>> Khi nào phải lập bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử 2024?
>> Hạch toán là gì? 04 nguyên tắc hạch toán kế toán thuế theo kỳ
Căn cứ Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, chậm gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, người nộp thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định.
Tùy theo thời gian chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn quá hạn mức phạt cụ thể như sau:
- Quá hạn từ 01 – 05 ngày làm việc: 02 – 05 triệu đồng.
- Quá hạn từ 06 – 10 ngày làm việc: 05 – 08 triệu đồng.
- Quá hạn từ 11 ngày làm việc trở lên: 10 – 20 triệu đồng.
Ngoài ra, người nộp thuế có thể bị xử phạt đối với các hành vi sau khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế:
- Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ: 05 – 08 triệu đồng.
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định: 10 – 20 triệu đồng đồng thời phải phải thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
Như vậy, chậm gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử 2024 có thể bị phạt từ 02 – 20 triệu đồng tùy vào thời gian quá hạn.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm mức xử phạt bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
(Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Mẫu bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử - Mẫu số 01/TH-HĐĐT |
Chậm gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử 2024 có thể bị phạt từ 02 – 20 triệu đồng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ điểm a.1 khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về thời gian gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.
Như vậy, thời hạn nộp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng. Đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng thì lập và gửi bảng tổng hợp hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế ngay trong ngày.
Căn cứ Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Đối với trường hợp khai thuế theo tháng: Ngày 20 của tháng tiếp theo.
- Đối với trường hợp khai thuế theo quý: Ngày cuối cùng của tháng đầu tiên quý tiếp theo.
- Đối với trường hợp khai thuế theo năm: Ngày 15/12 của năm trước liền kề đối với hộ khoán (trường hợp mới kinh doanh thì chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh).
- Đối với trường hợp khai thuế theo từng lần phát sinh: Ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng.
>> Xem thêm công việc pháp lý: Khai thuế giá trị gia tăng