Catalogue là gì? Quảng cáo có được phép so sánh trực tiếp sản phẩm với công ty khác không? Có được quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không? Các phương tiện quảng cáo?
>> Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá được phân loại như thế nào?
>> Dự án đầu tư lấn biển là dự án như thế nào?
Catalogue (hay còn gọi là catalog) là một danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức cung cấp. Catalogue thường được sử dụng để trưng bày thông tin chi tiết về các sản phẩm, như hình ảnh, mô tả, giá cả và thông số kỹ thuật nhằm giúp khách hàng tìm hiểu và lựa chọn dễ dàng hơn.
Các dạng catalogue phổ biến:
- Catalogue in ấn: Là các ấn phẩm vật lý như sách, tập gấp hoặc tờ rơi.
- Catalogue điện tử (E-Catalogue): Là phiên bản kỹ thuật số, thường ở định dạng PDF, website hoặc ứng dụng điện tử.
Lưu ý: Nội dung “Catalogue là gì?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Căn cứ khoản 10 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, quy định về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo.
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
…
10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, không được phép quảng cáo so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Catalogue là gì; Quảng cáo có được phép so sánh trực tiếp sản phẩm với công ty khác không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024), quy định các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cấm quảng cáo.
Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
7. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực
8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Như vậy, không được quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ em dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Căn cứ Điều 17 Luật Quảng cáo 2012, phương tiện quảng cáo bao gồm:
(i) Báo chí.
(ii) Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
(iii) Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
(iv) Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
(v) Phương tiện giao thông.
(vi) Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.
(vii) Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.
(viii) Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.