PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP cho tôi hỏi: Vừa rồi, bộ phận kế toán bên tôi có xuất nhầm hóa đơn cho khách hàng. Cụ thể, hàng hóa của công ty tôi được giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% nhưng vì bất cẩn nên kế toán đã xuất hóa đơn GTGT 10%. Vậy trường hợp này nên xử lý như thế nào? Công ty tôi có bị xử phạt không? Mong được hỗ trợ
>> Công ty không phát sinh khấu trừ thuế có phải khai quyết toán thuế TNCN?
>> Cần lưu ý gì về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn điện tử từ năm 2022?
Nội dung này được Ban Hỗ trợ PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trả lời như sau:
Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định nếu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất 10% (mức chưa được giảm) thì (1) Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót; (2) người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua; và (3) Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Như vậy, khi kế toán lỡ xuất hóa đơn VAT theo thuế suất 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%, thì cần thực hiện những việc trên. Trong đó quan trọng nhất cần có sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này cũng quy định trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế VAT nhưng vẫn xuất hóa đơn theo đúng mức suất chưa được giảm.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP về vấn đề trên.
Trân trọng!