Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi phân loại nợ theo Thông tư 11 thế nào? – An Thư (Hà Tĩnh).
>> Thông tư 02/2023/TT-NHNN có phủ định cơ chế giữ nguyên nhóm nợ của Thông tư 01 không?
>> Theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN việc phân loại nhóm nợ sau thời gian thử thách như thế nào?
Nếu khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02: Trong thời gian hiệu lực của Thông tư 02 không phát sinh quá hạn thì có tính số lần cơ cấu theo Thông tư 02 khi phân loại nợ cho khách hàng theo Thông tư 11 hay không? Trường hợp Thông tư 02 hết hiệu lực mà khoản nợ bị quá hạn thì có bị tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi phân loại nợ theo Thông tư 11 không? Đề nghị NHNN hướng dẫn cách xác định số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Căn cứ phần Trả lời Câu hỏi 10 của bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD ngày 09/8/2023 của Ngân hàng Nhà nước, câu hỏi trên được trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN còn trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại, tổ chức tín dụng không phải áp dụng nguyên tắc điều chỉnh, phân loại lại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Do vậy, không áp dụng tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phân loại nhóm nợ đối với khoản nợ đang trong thời hạn được cơ cấu nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, tổ chức tín dụng phải xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không áp dụng quy định giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN). Do vậy, tổ chức tín dụng phải tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ để xác định nhóm nợ thực sự của khoản nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm xác định số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN) và thực hiện trích lập dự phòng cụ thể bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Bản giải đáp kèm theo Công văn 6248/NHNN-TD |
Cách xác định số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-NHNN, trường hợp khoản nợ sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại mà không được tổ chức tín dụng tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN, thì tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nguyên tắc xác định số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được trả lời tại câu số 29 của bản trả lời giải đáp đính kèm Công văn số 2156/NHNN-TTGSNH ngày 12/4/2021 của NHNN, cụ thể như sau:
“Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11 quy định việc phân loại đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong suốt thời gian tồn tại của khoản nợ, trong đó căn cứ vào số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của từng khoản nợ (không phụ thuộc vào khoản nợ đã vượt qua thời gian thử thách hay chưa) để phân loại đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.”
[Xem chi tiết tại đây]