Cá nhân kinh doanh, sử dụng bao lì xì hình tiền Việt Nam các mệnh giá có thể bị xử phạt không? Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động đối với tiền Việt Nam hiện nay?
>> Xe biển vàng trong trường hợp nào được quyền ưu tiên?
>> Không được phát sóng quảng cáo trong chương trình nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định bảo vệ tiền Việt Nam cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Theo đó, việc cá nhân kinh doanh, sử dụng bao lì xì hình tiền Việt Nam các mệnh giá là hành vi phạm vi phạm quy định bảo vệ tiền Việt Nam khi thực hiện sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật cụ thể là trên bao lì xì. Như vậy, việc cá nhân kinh doanh, sử dụng bao lì xì hình tiền Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng theo quy định pháp luật.
Đồng thời còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, và biện pháp khắc phục hâu quả theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
Cá nhân kinh doanh, sử dụng bao lì xì hình tiền Việt Nam các mệnh giá có thể bị xử phạt không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về các hành vi bị cấm đối với tiền Việt Nam cụ thể như sau:
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có định nghĩa về hoạt động ngoại hối như sau:
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.