Tôi hiện đang mắc bệnh thủy đậu, không thể đi làm. Cho nên tôi muốn biết bệnh thủy đậu là gì? Mắc bệnh có được hưởng chế độ ốm đau không? Trân trọng cảm ơn – Anh Tín (Bến Tre).
>> Mua vé tàu Tết Âm lịch 2024 ở đâu? Có giảm giá vé tàu Tết Âm lịch 2024 không?
>> Giá vé máy bay Tết Âm lịch 2024? Cách mua vé máy bay an toàn cho người lao động?
Qua bài viết này, PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP sẽ trả lời thắc mắc của bạn liên quan đến bệnh thủy đậu, chẳng hạn như bệnh thủy đậu là gì? Mắc bệnh thủy đậu có được hưởng chế độ ốm đau không?,…
Về câu hỏi bệnh thủy đậu là gì? Bệnh thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella gây ra, bệnh này có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Khi một người bị nhiễm bệnh cơ thể sẽ bắt đầu phát ban dạng mụn nước phân bố khắp thân thể người bệnh, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc của người mắc phải.
Bộ luật Lao động 2019 và văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 18/9/2023) |
Người lao động bị thủy đậu vẫn được hưởng chế độ đau ốm (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Sau khi đã trả lời được câu hỏi bệnh thủy đậu là gì, tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc về trường hợp người lao động mắc thủy đậu có được hưởng chế độ ốm đau hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp được nêu ở trên.
Như vậy, theo quy định trên thì khi người lao động bị bệnh thủy đậu mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế thì hoàn toàn có quyền được hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được hưởng chế độ ốm đau;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động được quy định như sau:
(i) Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Công thức tính cụ thể như sau:
Ví dụ: Tháng 10/2023 chị A có mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 8.000.000 đồng/tháng, tháng 11/2023 mắc bệnh thủy đậu phải nghỉ việc và có xác nhận của bệnh viện Quận 4, giả sử thời gian hưởng chế độ ốm đau của chị A là 05 ngày, thì mức hưởng chế độ ốm đau của chị A sẽ bằng: (8.000.000 : 24) x 75% x 05 ngày = 1.250.000 đồng.
(ii) Mức hưởng chế độ ốm đau với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, sẽ được tính bằng:
Trong đó tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:
- 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu;
- Sau khi hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
+ 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
+ 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Ví dụ: Tháng 10/2023 chị B có mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 10.000.000 đồng/tháng, tháng 11/2023 chị B mắc bệnh suy tuyến giáp phải nghỉ việc để điều trị và có xác nhận của bệnh viện Quận 4, giả sử thời gian điều trị của chị B là 1 tháng nên tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau sẽ là 75%, thì mức hưởng chế độ ốm đau của chị B sẽ bằng: 10.000.000 x 75% x 1 tháng = 7.500.000 đồng.
- Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Ví dụ: Tháng 10/2023 anh có mức lương đóng bảo hiểm xã hội là 8.000.000 đồng/tháng, tháng 11/2023 anh C mắc bệnh suy tuyến giáp phải điều trị dài ngày và có xác nhận của bệnh viện, giả sử anh C có thời gian điều trị là 08 ngày, nên tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau sẽ là 75%, mức hưởng chế độ ốm đau của anh C đối với 04 ngày bằng: (8.000.000 : 24 ngày) x 75% x 04 ngày = 1.000.000 đồng.