Bẫy thu nhập bình quân là gì? Cách thoát khỏi bẫy thu nhập bình quân? Chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ được quy định như thế nào?
>> Quảng Ngãi tổ chức bắn pháo hoa tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại đâu?
>> Nội dung giải trình về sử dụng công nghệ trong hồ sơ dự án đầu tư bao gồm những gì?
Bẫy thu nhập bình quân (Middle Income Trap) là một khái niệm kinh tế, chỉ hiện tượng một quốc gia đạt đến mức thu nhập trung bình nhưng gặp khó khăn trong việc chuyển đổi để trở thành quốc gia có thu nhập cao. Quốc gia đó bị mắc kẹt trong mức thu nhập trung bình trong thời gian dài và không thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
(i) Đầu tư vào giáo dục và nguồn nhân lực:
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo kỹ năng để đáp ứng nhu cầu lao động trong các ngành công nghệ cao.
(ii) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và công nghệ:
Khuyến khích nghiên cứu và phát triển (R&D), ứng dụng công nghệ mới để cải thiện năng suất.
(iii) Cải cách thể chế:
Tăng cường tính minh bạch, giảm tham nhũng, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
(iv) Đa dạng hóa nền kinh tế:
Phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và giảm sự phụ thuộc vào các ngành truyền thống.
(v) Hội nhập kinh tế quốc tế:
Tận dụng các cơ hội từ thương mại quốc tế để mở rộng thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài.
Nội dung “Bẫy thu nhập bình quân là gì? Cách thoát khỏi bẫy thu nhập bình quân?” chỉ mang tính chất tham khảo.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Bẫy thu nhập bình quân là gì; Cách thoát khỏi bẫy thu nhập bình quân
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 35 Luật Chuyển giao công nghệ 2017, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ được quy định cụ thể như sau:
1. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ với tổ chức khoa học và công nghệ.
2. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của mình và thực hiện nội dung chi khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
3. Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị là quyền tài sản.
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng được nhận quyền tài sản quy định tại khoản này để bảo đảm cho giao dịch vay vốn đầu tư cho các dự án khoa học và công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
4. Nhà nước khuyến khích các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với cơ quan, tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, hoạt động nghiên cứu chung.
5. Doanh nghiệp đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật hoạt động giải mã công nghệ, tổ chức, cá nhân thực hiện việc giải mã công nghệ được hưởng các ưu đãi sau đây:
a) Hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay vốn từ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng;
b) Các hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo chức năng nhiệm vụ của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.